Tóm tắt lịch sử ngành Quản lý Gia sản ( Bất động sản Gia tộc) tại Việt Nam

April 12, 2025

Tóm tắt lịch sử ngành Quản lý Gia sản ( Bất động sản Gia tộc) tại Việt Nam

Lịch sử ngành quản lý bất động sản gia tộc tại Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi quan trọng từ thời kỳ phong kiến đến hiện đại.

Dưới đây là tóm tắt các giai đoạn phát triển chính của ngành này tại Việt Nam.

I. Thời Kỳ Phong Kiến ( Trước 1858 )

Trong thời kỳ phong kiến, đất đai và bất động sản chủ yếu thuộc về các gia đình quý tộc và các lãnh chúa. Các tài sản này thường được quản lý bởi người đứng đầu gia tộc hoặc các quản gia trung thành. Quyền sở hữu đất đai thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Luật Hồng Đức dưới triều Lê và các quy định phong kiến khác đã định hình quyền sở hữu và quản lý đất đai. Luật Hồng Đức, được ban hành vào thế kỷ 15, đã quy định chi tiết về quyền sở hữu và thừa kế đất đai.

 

II. Thời Kỳ Thuộc Địa thực dân Pháp (1858-1945)

Thực dân Pháp áp đặt nhiều chính sách mới về đất đai và bất động sản, nhằm khai thác và kiểm soát tài nguyên của thuộc địa. Các gia đình quý tộc và địa chủ Việt Nam phải thích ứng với những thay đổi này.

Một số gia đình bắt đầu áp dụng các phương pháp quản lý tài sản chuyên nghiệp hơn, học hỏi từ mô hình quản lý của người Pháp.

 

 

III. Thời kỳ Cách Mạng và Chiến Tranh chống Pháp – Mỹ(1945-1975)

Tâp trung khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Cách Ruộng Đất: Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cải cách ruộng đất, tịch thu và phân chia đất đai của địa chủ cho nông dân.

Điều này làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc sở hữu đất đai theo hướng toàn dân.

 

IV. Thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp (1976-1985)

Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới. Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao.

Kinh tế tăng trưởng chậm làm mất cân đối cung – cầu (thiếu hụt nguồn cung).

Ngành bất động sản chưa phát triển.

 

V. Thời Kỳ Đổi Mới (1986 – 2000)

Kinh Tế Thị Trường: Từ năm 1986, chính sách Đổi Mới đã mở cửa nền kinh tế Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.

Nhiều gia đình bắt đầu đầu tư vào bất động sản, cả trong và ngoài nước.

Ngành quản lý bất động sản gia tộc manh nha phát triển

 

VI. Thời kỳ Hội nhập & Phát triển ( 2001- Nay)

Nền kinh tế phát triển mạnh, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình trên thế giới.

Luật Đất Đai và Quy Định Mới: Các quy định mới về đất đai và bất động sản, bao gồm Luật Đất Đai 2013, đã tạo ra một khung pháp lý rõ ràng hơn cho việc quản lý và phát triển bất động sản.

Nhiều gia tộc đã tận dụng được hội để tích lũy và mở rộng danh mục bất động sản.

Sự ra đời của các công ty quản lý bất động sản chuyên nghiệp đã giúp gia tộc tối ưu hóa việc quản lý và khai thác tài sản của mình. Các dịch vụ như bảo trì, cho thuê, và quản lý tài chính trở nên phổ biến.

 

---------------------------------------------------------------

CITYHOUSE - Quản lý Gia sản 


Tin tức liên quan

icon
icon
icon